Nấm rơm là nguyên liệu được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam, chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể nấu được các món chay và món mặn rất hấp dẫn. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm, tác dụng của nấm rơm đối với sức khỏe của con người.
Đặc điểm của nấm rơm:
Nấm rơm (nấm mũ rơm) được phân bổ chủ yếu tại các nước có khí hậu nhiệt đới như châu Á, Châu Úc…Nấm rơm là loại nấm sinh trưởng và phát triển từ rơm rạ. Nó được chia thành nhiều loài khác nhau: nấm màu xám, trắng, xám đen… Nấm rơm tự nhiên sống chủ yếu ở các vùng thôn quê Việt Nam.

Nấm rơm có dạng hình trứng khi mới bắt đầu. Khi phát triển, nó phá hủy bao chung và vươn ra bên ngoài. Mũ nấm có dạng bán cầu dẹp, nâu đen hay xám, kích thước thay đổi từ 5-15 cm. Gốc thịt dài, phình to, đặc thịt.
Vì mọc trong môi trường tự nhiên,sản lượng nấm rơm rất thấp. Do đó, để áp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, mà người ta trồng nấm theo quy mô lớn. Nên hiện tại nấm rơm xuất hiện rộng rãi trên thị trường là nấm được nuôi trồng.
Thành phần dinh dưỡng:
Nấm rơm không chứa chất béo, cholesterol, lượng đường, muối, calo thấp. Nhưng các thành phần khoáng chất khác lại cao. Trên thị trường sẽ có hai loại: nấm tươi và nấm khô. Nên thành phần dinh dưỡng của hai loại này cũng khác nhau.
Nấm rơm tươi: thành phần dinh dưỡng khá đa dạng, cứ mỗi 100gr nấm rơm tươi là: nước: 90%, đạm: 3,6%, chất xơ: 1,1%, Tro: 0,8%,…cùng các loại dưỡng chất khác: Canxi, phopho, sắt, vitamin A, E, B1,B2…
Nấm rơm khô: trong 100gr nấm rơm khô thì thành phần chất đạm 21-37%, chất béo: 2.1-4.6%, chất xơ: 21%..và nhiều các vitamin khác A,B1,C…Trong đó hàm lượng chất đạm cao nhất, cung cấp đầy đủ khoảng chất cần thiết cho cơ thể.
Công dụng nấm rơm đối với sức khỏe:
Nấm rơm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Không chỉ được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, nấm rơm còn được nghiên cứu làm thuốc phục vụ trong y học.
Đông y: Nấm rơm có tính hàn thích hợp để khử nhiệt, làm hạ cholesterol, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Những ngày nắng nóng khó chịu, thì nấm rơm là thực phẩm thích hợp bổ sung trong các bữa ăn của chúng ta. Ngoài ra, nấm rơm tươi thường được sử dụng làm thuốc để chữa trị bệnh xuất tinh sớm, suy giảm trí nhớ, gan nhiễm mỡ.
Đặc biệt, nấm rơm được chế biến thành các món ăn ngon dành cho những bệnh nhân bị ung thư đang trong giai đoạn xạ trị bằng hóa chất. Trong nấm có chứa các chất chống oxy hóa và chất selenium, giúp giảm sự phát triển của những khối u, hỗ trợ điều trị các nguyên tố gây ung thư.
Tây y: nấm rơm được sản xuất thành các loại thực phẩm chức năng, hỗ trợ các loại bệnh béo phì, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu, đái tháo đường…
Những món ngon chế biến từ nấm rơm:
- Nấm rơm kho tiêu
Với những bước thực hiện vô cùng đơn giản, ta đã có ngay món nấm rơm kho tiêu dân dã nhưng lại vô cùng thơm ngon. Nấm rơm kho với nước sốt đặc quánh, thêm chút vị cay the của ớt và tiêu cùng độ mềm của nấm, tất cả kết hợp lại tạo nên vị ngon hấp dẫn khó cưỡng.
Món này ăn kèm với một chén cơm nóng hổi thì cực kỳ bắt cơm, luộc thêm một dĩa rau củ chấm cùng nước sốt mặn mặn ngọt ngọt là đúng bài. Ngoài ra còn có thể làm cơm cháy để ăn chung như món kho quẹt cũng rất hợp đấy nhé!
- Cháo nấm rơm
Nếu bạn chưa biết ăn gì cho ngày chay hãy thử ngay với món cháo nấm rơm vừa thơm ngon lại còn tốt cho sức khỏe. Món này làm cháo đổi vị cho bé cũng rất thích hợp.
Những hạt gạo nở đều, bông xốp và được rang trước khi nấu nên càng làm tăng thêm mùi thơm cho món ăn. Nấm rơm và cà rốt tạo nên vị ngọt tự nhiên tất cả được nêm nếm gia vị đậm đà.
Múc cháo ra tô, khói bốc lên nghi ngút nóng hổi. Rắc thêm vào đó một chút, vắt chanh vào là đã có thể thưởng thức rồi.
Bạn có thể ăn kèm với một ít giá đỗ hoặc bánh quẩy để tăng vị ngon cho món ăn.
- Nấm rơm xào thịt heo
Món ăn này là kết hợp hài hòa giữa các loại nguyên liệu: độ mềm của thịt heo kết hợp với độ thơm giòn của nấm rơm. Cả thịt và nấm vẫn giữ nguyên được vị ngọt tự nhiên vốn có và đều thấm đẫm gia vị đậm đà.
Sau khi chế biến xong, rắc thêm một chút tiêu xay sẽ giúp làm dậy lên mùi thơm của món ăn, vô cùng kích thích vị giác. Món này ăn chung với cơm nóng hoặc bún thì khỏi chê.
Lưu ý khi sử dụng nấm rơm:
Trong sử dụng: nấm rơm là loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lạm dụng quá nhiều nấm rơm vì quá tốt sẽ hóa thừa. Khi ăn quá nhiều nấm rơm trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng thừa chất, mang đến một số bệnh không mong muốn.
Cách giữ nguyên chất dinh dưỡng, hương vị tươi ngon và màu sắc hấp dẫn của nấm rơm.
Không rửa nấm rơm quá kỹ
– Vì thân nấm rơm xốp, không nên ngâm nấm trong nước lâu và chà rửa quá mạnh để tránh làm bề mặt nấm bị tổn thương. Rửa nhanh dưới vòi nước nhỏ, sau đó lau khô bằng khăn sạch trước khi chế biến.
Không cắt nấm thành miếng quá nhỏ
– Nấm có thể được để nguyên hoặc cắt đôi, chỉ cắt làm tư khi nấm quá lớn. Tránh cắt quá nhỏ để tránh nấm bị vỡ và mất tính thẩm mỹ khi chế biến.
– Nếu cắt nhỏ nấm, nên chế biến ngay để tránh bề mặt cắt nấm bị thâm đen.
Chế biến nấm ở nhiệt độ cao
– Để nấm chín đều, giữ nguyên hương vị và thoát nước nhanh, chế biến nấm ở nhiệt độ cao và thời gian ngắn.
– Tránh sử dụng nhiệt độ thấp vì sẽ kéo dài thời gian chế biến, làm mất màu sắc đẹp của nấm và không ngon khi ăn.
Chế biến nấm rơm bằng nồi, chảo lớn
– Sử dụng nồi, chảo kích cỡ lớn để đảm bảo nấm tiếp xúc đều với nhiệt lượng, chín nhanh và ngon.
– Nếu dùng nồi, chảo quá nhỏ, nấm không tiếp xúc đầy đủ với nhiệt lượng, dẫn đến thời gian chín lâu, mất hương vị và dưỡng chất.
Không dùng quá ít dầu ăn khi xào nấm
Sử dụng lượng dầu phù hợp với lượng nấm, tránh đổ quá ít dầu vào chảo để tránh nấm bị cháy và không ngon.
Đánh giá Nấm Rơm (100g) – Đặc điểm, thành phần, công dụng đối với sức khỏe con người